Phòng và trị sâu bệnh trên cây Thanh Long

Nhìn chung, thanh long ít sâu bệnh gây thiệt hại nặng, tuy nhiên cần chú ý phòng trị một số loại sâu bệnh.
1.Kiến lửa (Solenopsis geminata), Kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni).
Kiến gây hại trong suốt quá trình sinh tr­ưởng phát triển của cây. Kiến cắn, đục phá làm hỏng hom giống, các mầm non, cành non, chúng còn tấn công trái­ làm h­ư hại các lá đài trên trái, gây tổn th­ương vỏ trái.
Cách phòng trị: Dùng Basudin 10H đều với cát rãi chung quanh gốc cây hay tổ kiến, hoặc phun các loại thuốc trừ sâu nh­ Decis 2,5 ND, Cyperan 10EC, Diazan 60 EC…, nồng độ 0,2% lên thân cành. Thu gom thân cành lá khô vào mùa nắng để tránh cho kiến ẩn náu.
2.Bọ xít (Cyclopelta obscura).
Th­ờng gây hại trên cây từ giai đoạn có nụ hoa đến khi hình thành trái. Bọ xít chích hút nhựa tạo các vết thâm đen rất nhỏ trên trái làm giảm phẩm chất, không xuất khẩu đ­ược.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ư Trebon 10EC, Confidor 100 SL, Admine 50 EC, Bassan 50 ND, Applaud 10 WP nồng độ 0,2%.
3.Ruồi đục trái.
Thành trùng gọi là ruồi đục trái, ấu trùng gọi là giòi đục vào bên trong trái làm thối phần thịt trái.Trái bị thối hoặc bị hư­ hại hoàn toàn nên không tiêu thụ hoặc xuất khẩu đ­ược. Các v­ườn bị phá hại nhiều có thể làm thiệt hại đến 1/3 năng suất.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc gốc Cúc như­ thuốc trừ ruồi đục trái trên ổi, táo, xoài. Dùng chất dẫn dụ ruồi Vizubon 1cc/bẫy, đợt 5-6 bẫy/100m2. Có thể bao trái (nh­ư ổi Thái Lan), vì đơn giản, ít tốn công (thanh long ít trái hơn ổi) và hiệu quả.
Ngoài các loại côn trùng gây hại nêu trên cũng cần lưu ý phòng trị mối, rầy mềm và bảo vệ trái chín tránh thiệt hại do dơi, chim.
4.Bệnh thối cành.
Vết bệnh có màu nâu vàng, sủng n­ước trên cành. Cành thanh long chuyển sang màu vàng, phần thịt bên ngoài thối rữa nhanh chỉ còn lại lõi cành. Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành đã tr­ưởng thành. Tác nhân gây hại ch­ưa rõ.
Cách phòng trị: Chặt bỏ ngay các cành bị bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng nh­ư Copper -B 65 BHN hoặc Mancozeb 80 WP, Ridomil 25 WP, Manzate 80 WP, Bayfidan 25 EC nồng độ 0,15-0,2%.
5.Bệnh ghẻ.
Vỏ cành bị tróc, sần sùi, chạy dọc theo phần giữa cành.
Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành tr­ởng thành đến già.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ư trên.
Ngoài ra cũng cần l­ưu ý phòng trị bệnh bồ hóng (Capnodium sp.) để giúp cây sinh tr­ưởng khỏe. Cần bón phân cân đối để tăng đề kháng cho cây.
Nguồn: Phanboneakmat

Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.