1. CÂY CÀ PHÊ.
A. Bón lót
Trước khi trồng 10 – 25 ngày, bón 3-4 kg phân Hữu cơ Vi Sinh EaKmat + 0,5 kg super lân/hố. Trộn lại rồi lấp một lớp đất 3-5cm.
B. Bón thúc.
• Cách sử dụng: Cây 1-2 tuổi chia đều bón 2 đợt/năm: Đầu và cuối mùa mưa.
Bón cho thời kỳ kinh doanh:
- Lần 1: Khi tưới nước đợt 2, bón toàn bộ lượng SA.
- Lần 2: Đầu mùa mưa( tháng 3-5), bón 50% lượng phân HCSH EaKmat + 35%Urê + 30%Kali.
- Lần 3: Giữa mùa mưa( tháng 7-8), bón 50% lượng phân HCSH EaKmat + 40% Urê + 40% Lân +40%Kali.
- Lần 4: Khoảng tháng 9-10 bón 25%Urê + 60% Lân + 30%Kali (Chia 3 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần).
- Cách bón: Đào rãnh hai bên bồn theo tán lá (không trùng nhau cho mỗi lần bón), làm cỏ bón ép xanh, trộn phân rồi rải đều lượng phân lên rồi lấp đất.
Chú ý: Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, bón 200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm. Đây là mức cơ bản để bón cho vườn cà phê có năng suất bình quân 2 tấn nhân/ha. Nếu năng suất vượt trên 2 tấn nhân/ha thì cứ mỗi tấn vượt phải bón thêm 70kg N + 20kg P2O5 + 90kg K2O/ha/năm. Nên sử dụng thêm phân chuồng, phân bón lá để bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng cho cây.
2. CÂY TIÊU.
A. Bón lót: Trước khi trồng 15-20 ngày, bón 2,5-3 kg phân Hữu cơ Vi Sinh EaKmat + 2/3 lân/hố. Vôi: 500kg/ha/năm. Vôi được bón bằng cách tung đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu.
B. Bón thúc
Cách sử dụng:
- Năm 1, 2:
- Lần 1: Sau khi trồng 20-30 ngày, bón: 1/3 phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 1/3 Ure +100% SA + 2/3Lân + 1/3 K.
- Lần 2: Sau trồng từ 2-3 tháng, bón 1/3 phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 1/3Ure + 1/3 Lân + 1/3 K.
- Lần 3: Cuối mùa mưa: 1/3 phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 1/3Ure + 1/3 Lân + 1/3K.
Cách bón: Rạch rãnh quanh gốc (ngang với tán lá), sâu 5-7 cm, tránh gây tổn thương rễ, vô phân rồi lấp đất lại.
- Kinh doanh: (Từ năm thứ 3 trở đi)
- Lần 1: Đầu mùa mưa, sau thu hoạch bón: 60% phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 1/4 Ure + 100% SA + 1/4 Lân + 1/4 K.
- Lần 2: Khi cây có mầm hoa bón: 40% phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 1/4 Ure + 1/2 Lân + 1/4 K.
- Lần 3: Lúc trái hình thành, bón: 1/4 Ure + 1/4 Lân + 1/4 K.
- Lần 4: Lúc trái lớn sắp chín, bón: 1/4 Ure + 1/4K.
Cách bón: Bón trên mặt cách gốc 40-60 cm theo tán lá, đất khô thì tưới nước trước khi bón. Nên sử dụng phân chuồng, phân bón lá chuyên dụng bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng phù hợp cho tiêu.
3. CÂY CAO SU.
- Trồng mới: Bón cho mỗi hố 2-3kg phân Hữu cơ Vi Sinh EaKmat + 250 – 400g P2O5/hố, trước trồng mới 5-7 ngày.
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Cách sử dụng:
*Năm 1 – 4: Rạch rãnh sâu 5-7cm theo hình chiếu của tán lá cao su. Rải đều phân vào rãnh, lấp đất kín để vùi phân lại.
*Từ năm thứ 5 trở đi: Bón theo băng, rộng 1 m giữa hai hàng cao su đã sạch cỏ. Rạch được xới sâu 5-10cm, để cho phân xuống, sau đó lấp đất lại.
Thời kỳ bón:
*Năm thứ nhất: Bón 1/3 lượng phân khi cây có 1 tầng lá ổn định. Đợt 2 và 3: bón 2/3 lượng phân và bón cách nhau 1 tháng.
*Từ năm thứ 2-10 Chia làm 2 đợt: Đầu mùa mưa: 1/2 lượng phân trên. Cuối mùa mưa: 1/2 lượng phân còn lại.
- Thời kỳ kinh doanh.
Cách sử dụng: Bón theo băng rộng 1-1,5m giữa hai hàng cao su, rải phân sau dó phay nhẹ để vùi phân xuống.
Thời kỳ bón: Chia thành 2 đợt: Đầu mùa mưa: 2/3 lượng phân trên và cuối mùa mưa: 1/3 lượng phân còn lại.
4. CÂY ĐIỀU.
- Bón lót
Bón phân Hữu cơ Vi sinh EaKmat: 1,2-1,5kg/hố. Sau khi đào hố phải để ải từ 10-15 ngày mới bỏ phân. Trộn phân với đất mặt rồi lấp hố trước khi trồng từ 10-15 ngày.
- Bón thúc
Thời kỳ bón:
- Từ năm 1-3: Tất cả các phân bón chia đều làm 4 đợt: Bón 1/4 lượng phân vào: Đầu mùa khô, cuối mùa khô, đầu mùa mưa, cuối mùa mưa.
Cách bón: Làm sạch cỏ rồi bón phân Hữu cơ trước, sau đó 5-7 ngày bón phân đơn. Rạch rãnh sâu 7-10 cm theo tán lá cây, rải phân vào rãnh, lấp đất kín.
- Thời kỳ kinh doanh: Chia đều bón 2 đợt:
- Đầu mùa mưa (5-6): Bón1/2 lượng phân.
- Cuối mùa mưa (9-10): Bón 1/2 lượng phân còn lại.
Bón phân Hữu cơ sau đó 5-7 ngày bón phân đơn. Đào rãnh một bên mép tán, đổi vị trí bón theo đối xứng với lần bón kế tiếp hoặc rạch vòng quanh tán, mép tán cách gốc từ 0,8-1,0 m, với chiều rộng x chiều sâu (15-20 cm x 10 cm), cho phân và lấp đất.
Phun phân bón lá: Sử dụng phân bón lá chuyên dụng bổ sung các nguyên tố Trung, vi lượng. Phun trong 3 giai đoạn: Giai đoạn trước ra hoa (chuẩn bị phân hoá mầm hoa), giai đoạn xuất hiện nụ hoa và giai đoạn nuôi trái.
5. CÂY NGÔ.
- Tổng lượng phân (Dùng cho 1000m2)
- Cách bón
Bón lót: Trộn 100-150 kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat +100% Lân. Bón phân theo hàng sau khi làm đất xong rạch hàng, rải đều phân xuống đáy, lấp nhẹ một lớp đất, rồi tra hạt.
Bón thúc: Được tiến hành sau khi trồng ngô 10-15 ngày. Tùy theo thời vụ có thể bón làm 3 lần.
- Lần 1: Lúc cây có 3-4 lá thật, bón: 1/3 lượng Ure + 1/3 lượng Kali + 1/2 phân Hữu cơ Sinh học
- Lần 2: Lúc cây 7-9 lá thật, bón: 1/3 lượng Ure + 1/3 lượng Kali + 1/2 phân Hữu cơ Sinh học
- Lần 3: Lúc cây xoăn nõn, chuẩn bị trổ cờ, phun râu, bón: 1/3 lượng Ure còn lại + 1/3 lượng Kali còn lại.
Cách bón: Rạch rãnh hai bên hàng ngô, sâu từ 5-7cm, cách gốc 10-25 cm rải đều phân sau đó lấp đất lại, kết hợp làm cỏ, xới xáo vun gốc ngô.
Phun phân bón lá: Sử dụng phân bón lá chuyên dụng bổ sung các nguyên tố Trung, vi lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
6. CÂY MÍA
- Tổng lượng phân: Vôi: 1-1,5 tấn/ha (tùy theo độ chua của đất).
- Cách bón
Bón lót: Bón vôi bột trước khi làm đất lần cuối. Bón toàn bộ phân Hữu cơ Sinh học EaKmat +100% Lân + 1/3 lượng Đạm + 1/2 lượng Kali. Đối với mía tơ: Sau khi rạch hàng, rải toàn bộ phân trên cho đều vào rãnh, lấp 1 lớp đất mỏng 3-5 cm rồi đặt hom trồng. Đối với mía gốc: Sau khi cày xả sâu hai bên hàng mía, bón các loại phân trên vào rãnh sát hàng mía và vùi lấp phân lại. Bón lót phân ngay sau khi thu hoạch đối với mía gốc có tưới hoặc bón vào đầu mùa mưa đối với vùng trồng mía nhờ nước trời.
Bón thúc:
Lần 1: Khi kết thúc nảy mầm và bắt đầu đẻ nhánh (4-5 lá) bón: 1/3 lượng đạm (Khoảng 35-40 ngày sau trồng đối với mía tơ, 35-40 ngày sau thu hoạch đối với mía gốc). Khi bón phân cần bón sâu các loại phân trên vào rãnh sát hàng mía, lấp kín phân. Nên bón phân kết hợp với vun xới và tưới nước.
Lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (khoảng 35-40 ngày sau lần bón thúc 1) bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng Kali. Cần bón sâu các loại phân trên vào rãnh sát hàng mía, rồi lấp phân kín vào đất. Nên bón phân kết hợp với xới, vun và tưới nước cho mía.
Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm phân Hữu cơ Sinh học EaKmat: 50-100 kg /ha.
7. NHÓM CÂY RAU QUẢ.
* Liều lượng (Dùng cho 1000m2)
8. CÂY ĂN QUẢ
- Liều lượng:
Bón lót: Bón phân chuồng 7-10kg/hố hoặc sử dụng 2-3 kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 50gUre + 20g Lân +20g Kali/hố (Trộn đều với lớp đất mặt trong hố trước khi trồng 5-7 ngày).
Bón thúc:
- Thời kỳ cây con (1-3 tuổi): Bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, phân đạm chia thành 3-4 lần để bôi hoặc hoà nước tưới gốc cây.
- Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả: Tất cả phân Phân chia làm 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch. Chia đều mỗi lần bón 1/3 lượng phân.
- Phân K chia làm 2 lần để bón: Bón 1/2 lượng K sau khi đậu quả và 1/2 lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1-2 tháng.
- Phân P: Bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân Hữu cơ Sinh học EaKmat.
Cách bón: Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân. Khi bón nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây. Hàng năm nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam quýt như Zn, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng.
Phân bón lá: Sử dụng phân bón lá chuyên dụng cho cây ăn quả. Phun vào lúc trước khi ra hoa và đậu quả.
9. CÂY CHÈ
- Bón cho chè giâm cành:
* Liều lượng bón (kiến thiết cơ bản).
Bón lót: Rạch hàng sâu 40-50cm, bón 20-25 tấn phân chuồng hoặc phân xanh + phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 500 kg supe lân.
Cách bón :
Vườn 1 tuổi: Lượng đạm được chia 2 và bón vào tháng 2-3 và 6-7, toàn bộ P2O và K2O bón vào tháng 2-3. Trộn đều với đất, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.
Vườn 2 tuổi : Lượng đạm được chia 2 và bón vào tháng 2-3 và 6-7, toàn bộ P2O và K2O bón vào tháng 2-3. Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.
Tạo hình lần 1: Bón 15-20tấn phân hữu cơ hoặc thay bằng 7-10 tấn Phân Hữu cơ Sinh học Eakmat + 100kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng. Bón một lần vào tháng 11 hoặc 12. Phân trộn đều bón vào rãnh cuốc sâu 15 cm, cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp đất kín.
Vườn 3 tuổi: Toàn bộ N +K2O được chia 2 và bón vào tháng 2-3 và 6-7, P2O bón vào tháng 2-3. Trộn đều bón rạch sâu 15 –20 cm, cách gốc 30-40 cm, lấp kín
- Chè kinh doanh:
Đối với chè sản xuất , lượng phân tuỳ thuộc vào năng suất búp chè thu hái hàng năm.
+ Toàn bộ phân Hữu cơ Sinh hoc EaKmat + 100kg P2O5, trộn lại và bón tháng 12 đến tháng 1 năm sau, phân trộn đều, bón rạch sâu 15 – 20 cm, giữa hàng, lấp kín.
+ Phân Đạm bón 3-4 lần/năm theo tỉ lệ: 40 – 20 – 30 – 10 % hoặc 40 – 30 – 30% N, nếu bón 3 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6); lần 2 vào tháng 7, 8; lần 3 vào tháng 9, 10. Nếu bón 4 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa (tháng 4, 5); lần 2 vào tháng 6; lần 3 vào tháng 7, 8 và lần 4 vào tháng 9, 10.
+ Phân Lân: Toàn bộ phân lân còn lại bón vào tháng 4,5.
+ Phân Kali có thể chia thành 2 lần để bón vào tháng 4,5(60%) và tháng 7,8(40%).
+ Những năm tiến hành đốn đau chè, cần bón thêm phân hữu cơ vào cuối năm(nên dùng phân Hữu cơ Sinh học EaKmat). Đồng thời sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho cây chè và kết hợp bón thêm phân Trung, vi lượng.
10. CÂY LÚA
- Tổng lượng phân: (kg/Dùng cho 1000m2)
- Cách bón
Bón lót: Khi bừa đất hoặc chuẩn bị sạ hoặc cấy, bón: 40kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat + 3kg Ure (+ 30kg vôi nếu đất chua)
Bón thúc:
- Lần 1: Sau khi sạ 10-12 ngày (vụ mùa), 12-15 ngày (vụ Đông Xuân) hoặc sau cấy 5-7 ngày (vụ mùa),7-10 ngày (vụ Đông Xuân), bón: 18kg Ure + 5kg Lân + 5kg Kali + 30kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat.
- Lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày, bón: 10kg Ure + 3kg Lân + 5kg Kali + 20kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat.
- Lần 3: Trước khi lúa trổ 15-20 ngày, bón: 3kg Lân + 7-8kg Kali + 20kg phân Hữu cơ Sinh học EaKmat.
Chú ý: Không nên bón đạm nhiều vào cuối vụ sẽ làm cho cây dễ nhiễm bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn. Thường xuyên làm cỏ, sục bùn kết hợp với các lần bón phân thúc.
Phun phân bón lá: Sử dụng phân cón lá chuyên dụng cho lúa, có bổ sung các dưỡng chất cần thiết và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
11. CÂY BÔNG VẢI
- Liều lượng(bông lai).
- Cách bón.
Bón lót: Trộn 0,75-1 tấn phân Hữu cơ Sinh hoc EaKmat + 50 kg SA + 50-100% Lân + 50 % Kali/ ha với đất, cày bừa, lên luống.
Thúc đợt 1 lúc 30 ngày sau gieo: Bón 0,6 tấn phân Hữu cơ Sinh hoc EaKmat + 60 kg SA + 50% lân (nếu còn).
Thúc đợt 2 lúc 45 – 50 ngày sau gieo: Bón 0,6 tấn phân Hữu cơ Sinh hoc EaKmat + 30 kg SA + 50% lượng Kali còn lại.
Cách bón: Cuốc lật 2 bên luống, bỏ phân rồi lấp lại (đối với bông thường: Sử dụng lượng bón bằng khoảng 2/3 lượng phân cho bông lai).
Phun phân bón lá: Để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây cũng như để duy trì bộ lá cuối vụ được tốt, nên phun phân bón lá cho cây bông vải từ 2-4 lần/vụ. Phun lúc trời mát, gió nhẹ (có thể phun kết hợp với thuốc trừ sâu bệnh), không mưa. Phải phun đều trên hai mặt lá. Tránh phun khi trời nắng gắt, gió mạnh và khô, cây đang thiếu nước. Sử dụng phân bón lá chuyên dụng chứa các dưỡng chất cần thiết cho cây.
12. BON SAI, HOA CÂY CẢNH.
Sử dung phân Hửu cơ Sinh học Eakmat hoặc phân Hữu cơ Vi sinh Eakmat bón cho hoa và cây cảnh.
- Dùng 1 muỗng (50g) đối với chậu nhỏ (đường kính < 15cm).
- Dùng 2 muỗng đối với chậu trung bình (đường kính 15 – 24 cm).
- Dùng 3 – 4 muỗng đối với chậu lớn (đường kính > 24 cm).
- Dùng 3 – 5 muỗng cho gốc trồng ngoài vườn.
- Dùng 1 muỗng cho 1 giỏ phong lan.
Dùng phân bón lá EaKmat chuyên dùng cho hoa cây cảnh. Liều lượng dùng được ghi chi tiết trên bao bì sản phẩm, sử dụng kết hợp với những sản phẩm phân bón Eakmat khác nhằm tăng hiệu quả tối đa.