Cà Phê, Tiêu…. lấy từ đất bao nhiêu dinh dưỡng/tấn nông sản?

phan-bon-phu-hop-voi-dat-o-tay-nguyen

Mới đây nhất theo nghiên cứu của các nhà khoa học nông hóa thổ nhưỡng đã phân tích cụ thể rằng đất đai ở Tây Nguyên có những đặc điểm như độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ dàng thấm nước, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng nên phản ứng chua – rất chua (pH: 3,9 – 5,2 ).

Các nghiên cứu về phân bón vô cơ cho thấy rằng cà phê là loại cây có năng suất cao, có thể đạt sản lượng bình quân 3 tấn nhân/ha, thậm chí có thể cho năng suất lên tới 5 tấn đối với những vườn thâm canh. Đối với cây cà phê vối, dinh dưỡng sẽ lấy đi theo quả với mức trung bình 1 tấn là 34,2 kg N + 6,1 kg P2O5 + 46,9 kg K2O + 4,1 kg MgO + 4,3 kg CaO.

Ngoài ra, cây cà phê còn lấy đi một số nguyên tố vi lượng không thể thiếu từ đất như  Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)… Nếu thiếu hụt các chất này sẽ làm cây bị giảm năng suất rất đáng kể.

Với cây cao su, để cho ra  3 tấn mủ ha/năm thì cây đã hút 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O. Tuy nhiên, khi dùng chất kích thích cũng cho năng suất tương tự 3 tấn mủ nhưng lượng dinh dưỡng của cây lấy theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O. Do đó tổng số D2 cố định trong chu kỳ 30 năm là 1.500 – 1.800 kg N/ ha, 458 – 573 kg P2O5, 1.440 – 1.680 kg K2O và 300 – 365 kg MgO/ ha. Lượng D2 lấy đi từ mủ hàng năm được nghiên cứu cụ thể từ năm thứ 6 tới năm 30 là 6,1 – 35,7 kg N/ ha, 2,4 – 17,6 kg P2O5, 6,0 – 39,1 kg K2O và 1,4 – 9,3 kg MgO/ha.

Cây ca cao là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau trong đó có đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ. Nhưng phù hợp nhất với loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, độ pH từ 5,5 – 6,0, tầng canh tác dày 1 – 1,5 m,dễ thoát nước, khả năng giữ nước cao, có giàu chất hữu cơ. Ca cao là cây hút nhiều chất dinh dưỡng, trong đó hấp thu nhiều nhất là kali.

Nghiên cứu khác về cây hồ tiêu cho ta thấy, với năng suất khoảng 2 tấn/ha thì cây lấy đi của đất 70kg N, 26 kg P2O5; 42 kg K2O; 18 kg MgO; 67 kg CaO và các chất dinh dưỡng khác như Fe, Mn, S, Zn, B. Đa số đất ở vùng Tây Nguyên thường là chua, độ pH thấp từ 3,8 – 4,2 lại nghèo chất can-xi, lưu huỳnh, Bo và các chất vi lượng khác. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, cây hồ tiêu phát triển được trên loại đất có độ pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,5 – 6,5…

Như vây, theo nghiên cứu của các nhà khoa học nông hóa thổ nhưỡng thuộc viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên với từng loại cây trồng khác nhau, sau khi thu hoạch sẽ lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng nhất định. Căn cứ vào lượng dinh dưỡng mất đi mà bà con  bón phân với một liều lượng phù hợp cho cây trồng của mình, hạn chế bón thiếu, bón nhiều gây lảng phí!

Nguồn (http://giongcaytrongeakmat.com)

Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.